GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO MỚI MẺ VÀ SÂU SẮC TRONG TRUYỆN “HAI ĐỨA TRẺ”- THẠCH LAM

1.   Khái quát: a. Giá trị nhân đạo – Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học – Thường có biểu hiện:           + Ca ngợi vẻ đẹp con người (nội tâm)           + Cảm thương, xót thương cho số phận bất hạnh, cảnh ngộ đáng …

1.   Khái quát:

a. Giá trị nhân đạo

– Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học

– Thường có biểu hiện:

          + Ca ngợi vẻ đẹp con người (nội tâm)

          + Cảm thương, xót thương cho số phận bất hạnh, cảnh ngộ đáng thương (vật chất, tinh thần)

          + Lên án những thể lực bạo tàn, chà đạp lên con người

          + Tâm trạng, cổ vũ cho những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người (tự do, hạnh phúc, công lý)

– Ở mỗi thời kỳ văn học, mỗi tác giả, mỗi tác phẩm, giá trị nhân đạo lại có những nét riêng.

(Một tác phẩm có giá trị phải vượt lên trên tất cả, nó làm cho người gần người hơn_ Đời thừa, Nam Cao)

b.    Tác giả Thạch Lam; hoàn cảnh ra đời của Hai đứa trẻ. Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.

c.     Những biểu hiện của giá trị nhân đạo

(1 ) Niềm xót thương, đồng cảm của Thạch Lam với những con người sống nơi phố huyện

+ Khác với những nhà văn hiện thực: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn của Thạch Lam không đi sâu vào tình cảnh người dân bị áp bức, bóc lột bởi mối quan hệ giai cấp đối kháng. Truyện của Thạch Lam khoogn có tiếng mõ, không có tiếng sưu thúc dồn dập, không có cảnh rạch mặt ăn vạ, không có cảnh người nhân dân dồn đến bước đường cùng phải bán con, bán chó. Thạch Lam đi một lối cho riêng mình; ông phát hiện và xót thương cho một loại nỗi khổ cũng đáng sợ không kém so với sự dày vò về vật chất. Đó là tình cảnh con người sống một đời sống tinh thần tẻ nhạt, tù tùng, quẩn quanh, đơn điệu và mòn mỏi. Nỗi khổ ấy không ngay lập tức kết liễu con người nhưng từng ngày từng giờ nó ăn mòn, khiến cuộc sống trở nên vô nghĩa lý, thừa thãi. Phát hiện điều này, chứng tỏ Thạch Lam thực sự có cái nhìn tinh tế, là nhà văn nâng niu giá trị  sống của con người, muốn con người được sống đúng nghĩa. Để thể hiện điều này, ông đã vẽ ra bức tranh phố huyện như một cái ao tù bên ngoài yên tính, bình lặng nhưng đang làm chết dần những kiếp người tàn.

->  Cùng thời Thạch Lam, Xuân Diệu hay Huy Cận đã chia sẻ với Thạch Lam cái nhìn mới mẻ này.

(2)Nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của những con người nơi đây:

+ Sự cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó: hình ảnh chị Tí, cô bé Liên,…

+ Giàu long trắc ẩn, không thiếu tinh tế, nhạy cảm (rõ nhất qua nhân vật Liên)

      Cảm xúc của Liên với không gian phố huyện (mùi đất, quê hương, hoa bang)

      Lòng thương con trẻ của Liên với nhxng đứa trẻ phố huyện

(3)Phát hiện và trân trọng, cảm thông, nâng niu, niềm mơ ước, niềm khao khát nhỏ nhoi được thay đổi, được sống có ý nghĩa: cảnh đợi tàu của Liên và An

+ Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu

+ Tái hiện lại quá trình đợt tàu

+ Tâm trạng của Liên sau khi tàu đi qua.

phone zalo