PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG ĐOÀN TÀU TRONG TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ”

1/ Lí do đêm nào hai đứa trẻ cũng cố thức đợi tàu Con tàu mang theo nó: Rực sáng, sống động, sang trọng >< Tăm tối, tù đọng, nghèo nàn của phố huyện. => Một thế giới khác hẳn. Chạy đến từ tuổi thơ đã mất, sự xuất hiện của con người, tàu trong …

1/ Lí do đêm nào hai đứa trẻ cũng cố thức đợi tàu

  • Con tàu mang theo nó: Rực sáng, sống động, sang trọng >< Tăm tối, tù đọng, nghèo nàn của phố huyện. => Một thế giới khác hẳn.
  • Chạy đến từ tuổi thơ đã mất, sự xuất hiện của con người, tàu trong không gian mang đến cho Liên những hình ảnh của thời gian (Quá khứ: xa xăm, nhiều đèn, sáng rực, vui vẻ, huyên náo).

2/ Tâm trạng Liên đợi đoàn tàu

  • Tàu chưa đến: Chợ đợi nôn nao, khắc khoải
  • Tàu đến: Dắt em đứng dậy.
  • Tàu đi: Xúc động lặng người, không đáp lời em, lặng theo mơ tưởng.
  • Tàu đi xa: Cùng em nhìn theo cho đến khi cái chấm nhỏ nhất khuất sau rặng tre.
  • Tàu xa hẳn: Liên thao thức, chập chờn giữa quá khứ và thực tại => tâm trạng hoang mang. Và rồi, thực tại lại kéo Liên về, cuộc sống tối tăm mênh mang của ruộng đồng như không rời xa Liên => cô bé chìm vào giấc ngủ trong sự tịch mịch của phố huyện.

=> Thái độ của nhà văn khi thể hiện tâm trạng đợi tàu của nhân vật:

  • Niềm cảm thông, thương xót với những người không bao giờ biết đến ánh sáng, hạnh phúc thực sự.
  • Khơi dậy nơi những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu niềm khao khát một cuộc sống ý nghĩa hơn.

(đây chính là biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo của Thạch Lam nói riêng và của văn học lãng mạn nói chung. Ở điểm này, Thạch Lam có sự gặp gỡ với Xuân Diệu: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối – còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”, với Huy Cận …. đó là sự thức tỉnh cái tôi cá nhân).

phone zalo