PHÂN TÍCH CẢNH CHO CHỮ – CẢNH TƯỢNG XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”

a) Bối cảnh (không gian, thời gian) và nhân vật cho chữ (so với lẽ thường). Thông thường Trong CNTT –       Không gian: nơi thanh tao, nho nhã, thơ mộng, trữ tình (thư phòng, lầu ngắm cảnh,…) –       Thời gian: đẹp đẽ, êm đềm (ban ngày, trăng thanh gió mát,…) –       Nhân vật cho – …

a) Bối cảnh (không gian, thời gian) và nhân vật cho chữ (so với lẽ thường).

Thông thường Trong CNTT

–       Không gian: nơi thanh tao, nho nhã, thơ mộng, trữ tình (thư phòng, lầu ngắm cảnh,…)

–       Thời gian: đẹp đẽ, êm đềm (ban ngày, trăng thanh gió mát,…)

–       Nhân vật cho – nhận chữ: bạn bè tri kỷ, đồng điệu văn chương nghệ thuật.

–       Không gian: buồng giam chật hẹp, ẩm thấp, tường đầy mạng nhện, nền đầy phân chuột, phân gián.

–       Thời gian: đêm khuya – đêm cuối cùng của tử tù, ngày mai sẽ y án chém.

–       Nhân vật: nhìn bên ngoài, Huấn Cao và quản ngục thuộc về hai chiến tuyến đối nghịch nhau: người cho chữ là 1 tử từ – người xin chữ là 1 quản ngục.

b) Cảnh cho chữ – 1 cuộc đổi ngôi ngoạn mục (mối quan hệ Huấn Cao và quản ngục)

  • Huấn Cao – quản ngục trở thành tri âm tri kỷ (sự hòa điệu thống nhất, nhịp nhàng trong động tác, tâm thế và tâm hồn hai nhân vật – người viết, người xem; người mua mực, người khen mực thơm, lụa trắng; 3 mái đầu chụm lại trên mặt đất,…)
  • Huấn Cao từ kẻ tử tù, địa vị thấp hèn trở thành người nghệ sĩ sáng tạo kì tài, lồng lộng phóng bút, chủ động giáo huấn, khuyên răn.
  • Quản ngục không còn là kẻ nắm quyền sinh quyền sát, bá chủ nhà lao, mà trở nên một người nghệ sĩ thưởng thức cái đẹp, run rẩy xúc động đón nhận nét chữ và lời di huấn – biểu tượng cho cái đẹp và cái thiện ở đời.

c) Cảnh cho chữ- khoảnh khắc tuyệt vời khi CÁI ĐẸP khai sinh và hiển lộ sức mạnh cảm hóa kì diệu.

  • Cách Nguyễn Tuân miêu tả từng nét chữ, trên nền lụa trắng, mực thơm, sự soi rọi của bó đuốc rực cháy … hoàn toàn đối lập, vượt thoát và chiếu sáng, chiến thắng không gian tối tăm, ảm đạm.
  • Lời di huấn thiêng liêng và thái độ đón nhận của quản ngục.

Ta khuyên thầy quản nên đổi chỗ ở đi

Hãy giữ thiên lương cho lành vững rồi mới nghĩ đến chuyện chơi chữ.

=>

Kẻ mê muội này xin lĩnh ý

–       CHỮ PHẢI ĐI LIỀN VỚI THIÊN LƯƠNG

–       CÁI ĐẸP PHẢI SONG HÀNH VỚI CÁI THIỆN

–       CÁI ĐẸP LÀ CÁI THIỆN

–       CÁI ĐẸP LÀ CHÂN LÝ

–       CÁI ĐẸP LÀ CÁI THIỆN (CÁI ĐẸP CỨU THẾ GIỚI)

 

d) Nghệ thuật: thủ pháp tương phản được khai thác triệt để (ánh sáng >< bóng tối, HC >< quản ngục…)

phone zalo