PHÂN TÍCH CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Cơ sở thực tiễn số 1: Tội ác của thực dân Pháp Khái quát: Nếu ở đoạn đầu, khi nếu cơ sở lý luận, mạch lập luận theo lối quy nạp, thì đến phần liệt kê tội ác của kẻ thù, bản tuyên ngôn linh hoạt chuyển sang diễn dịch. Từng tội ác của Pháp …

  1. Cơ sở thực tiễn số 1: Tội ác của thực dân Pháp
  • Khái quát:
    • Nếu ở đoạn đầu, khi nếu cơ sở lý luận, mạch lập luận theo lối quy nạp, thì đến phần liệt kê tội ác của kẻ thù, bản tuyên ngôn linh hoạt chuyển sang diễn dịch.
    • Từng tội ác của Pháp được bản Tuyên ngôn liệt kê với mục đích bẻ gãy lần lượt từng luận điệu chiêu bài của chúng.
    • Các dẫn chứng vừa chân thực, vừa sinh động được trình bày linh hoạt.

a) Bản Tuyên ngôn đã vạch trần cái gọi là khai hóa văn minh, mà “mẫu quốc” Pháp vẫn tự xưng với các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, đó là: “Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Phần này của bản Tuyên ngôn giống như một bản cáo trạng đanh thép, toàn diện, nhiều lĩnh vực.

  • Về chính trị: Pháp bóp nghẹt tự do, dân chủ, thi hành chính sách chia để trị, tiêu diệt phong trào yêu nước, thực hiện ngu dân, hủy hoại nòi giống Việt.
  • Về kinh tế: Vơ vét, bóc lột cả sức người, sức của qua 2 cuộc khai thác thuộc địa.

=> Nhận xét về nghệ thuật:

  • 14 lần đại từ “chúng” xuất hiện, mở đầu các câu văn liệt kê liên tiếp một chuỗi những tội ác nhiều không kể xiết của kẻ thù. “Chúng” còn gợi sự khinh bỉ, căm phẫn.
  • Hệ thống các động từ gắn với thực dân Pháp đều diễn tả bản chất tham lam, độc ác, tàn nhẫn, phi nhân tính: thẳng tay chém giết, cướp không, giữ độc quyền, bóc lột tàn nhẫn.
  • Để chỉ nhân dân ta, bản Tuyên ngôn lại dùng những tính từ: nghèo nàn, thiếu thốn, tiêu điều, xơ xác, bần cùng, không ngóc đầu lên được.
    => Như vậy, bằng cách nói hình tượng hóa, bản Tuyên ngôn đã khắc họa nỗi đau đớn, xót xa thân phận nô lệ tột cùng bi thương dưới gót giày ngoại xâm. Đặc biệt, đoạn văn còn có những hình ảnh ẩn dụ đầy sức biểu cảm: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. 

b) Bản Tuyên ngôn cũng không khoan nhượng khi phủ nhận vai trò bảo hộ của Pháp ở Đông Dương.

  • Bản Tuyên ngôn đã khẳng định trong 5 năm, Pháp bán nước ta 2 lần cho Nhật (1940 – 9/3/1945). Sức nặng của câu văn rơi vào động từ “bán”, lối diễn đạt vừa hình trượng, vừa chân thực. “Bán”: quan hệ lợi nhuận, Pháp coi Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng là một món mồi béo bở để khai thác thuộc địa khi thời bình, chạy thoát thân trong thời chiến. Chỉ 1 động từ “bán” đã vạch trần không khoan nhượng lá cờ bảo hộ mà hơn 80 năm nay Pháp vẫn rêu rao.

c) Cuối cùng, bản Tuyên ngôn chỉ ra sự phản bội trắng trợn của bọn thực dân Pháp ở Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống phát xít. Điều sâu sắc là ở chỗ, bản Tuyên ngôn liệt kê ra chính xác nhiều lần, nhiều cấp độ chính xác của sự phản bội.

Mùa thu 1940, Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa rước Nhật, duy trì hai chế độ, hai tầng xiềng xích.

9/3/1945, Nhật đảo chính, Pháp bỏ chạy, đầu hàng.

Pháp nhiều lần bất hợp tác với Việt Minh khi Việt Minh kêu gọi liên kết chống Nhật, thậm chí còn thẳng tay khủng bố Việt Minh.

=> Với những dẫn chứng vừa chân thực, vừa đầy đủ, cả thời gian + địa điểm, số lượng, sự phản bội của Pháp với phe đồng minh đã là 1 sự thật không thể chối cãi.

2. Cơ sở thực tiễn số 2: Quá trình chiến đấu, chiến thắng của phe Đồng Minh.

  • Việc lựa chọn các mốc sự kiện tiêu biểu, bản Tuyên ngôn đã tái hiện quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, và đi đến Cách mạng tháng 8 thành công của nhân dân ta.
    • Mùa thu 1940, khi Pháp đầu hàng Nhật, phe Việt Minh đánh Nhật vừa để giải pháp dân tộc, vừa để chống phát xít, vì khi đó, Việt Nam là thuộc địa của Nhật, chứ không còn là thuộc địa của Pháp nữa.
    • Sau cuộc biến động 9/3, bất chấp Pháp giết hại các tù nhân chính trị dã man, Việt Minh vừa giúp nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, cứu nhiều người Pháp ra khỏi trại giam Nhật, và vẫn kiên trì đánh Nhật.
  • Đặc biệt, bản Tuyên ngôn đã tổng kết những thành tựu của cuộc đấu tranh chỉ trong 1 câu văn vô cùng hàm súc: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Câu văn 9 chữ chia 3 vế, mỗi vế là 1 cụm chủ – vị, tái hiện tư thế thất bại của kẻ thù.
    • Chủ ngữ của từng vế: Pháp, Nhật, vua Bảo Đại là 3 kẻ thù của CMT8. Sự thất bại của chúng cho thấy tính chất toàn thắng, toàn diện của cuộc cách mạng. Đây vừa là cuộc cách mạng dân tộc (chống ngoại xâm: Pháp + Nhật), vừa là cách mạng dân chủ (chống phát xít + phong kiến).
    • Ngăn cách giữa các vế câu là dấu phẩy, chứ không phải là dấu chấm câu => tái hiện khí thế nhanh, mạnh, dồn dập, tấp chiến, tấp thắng. Vốn là đặc trưng của CMT8.

TIỂU KẾT: 

  • Với lập luận + lý lẽ + dẫn chứng chân thực về tội ác của thực dân Pháp, cũng như tinh thần đấu tranh vẻ vang của nhân dân Việt Nam, bản Tuyên ngôn đã củng cố vững chắc được cơ sở thực tiễn của nền độc lập. Vì thế, phần cuối cùng của cơ sở thực tiễn là những câu văn mang giọng điệu đanh thép, chắc nịch.
  • Điệp ngữ “Sự thật là” xuất hiện 2 lần.
  • Các động từ quyết liệt: tuyên bố thoát lí hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ tất cả
  • Điệp từ, điệp ngữ: 1 dân tộc gan góc … dân tộc đó phải được tự do … dân tộc đó phải được độc lập.

 

phone zalo