PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN

TÓM TẮT: 1, Vẻ đẹp độc đáo của người lính trong bài. So sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí 2, Vẻ đẹp người lính Tây tiến qua 1 đoạn thơ. So sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí. GỢI Ý: 1.   Mở bài Dẫn dắt hình tượng người …

TÓM TẮT:

1, Vẻ đẹp độc đáo của người lính trong bài. So sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí

2, Vẻ đẹp người lính Tây tiến qua 1 đoạn thơ. So sánh với hình ảnh người lính trong bài Đồng chí.

GỢI Ý:

1.   Mở bài

Dẫn dắt hình tượng người lính nói chung trong văn học 1945-1975

Dẫn dắt từ phong cách nghệ thuật của Quang Dũng

2.   Thân bài

(1)        Giới thiệu chung

–      Hoàn cảnh ra đời

–      Đặc điểm xuất thân của người lính Tây Tiến (có 3 đặc điểm)

–      Nghệ thuật xây dựng người lính Tây Tiến: Bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng

–      Khái quát 3 đặc điểm của người lính Tây Tiến: hào hung, hào hoa (lãng mạn), bi tráng.

(2)        Phân tích hình tượng người lính

–      Vẻ đẹp hào hùng

+ Chất hào hùng là đặc điểm chung của mọi người lính Việt Nam trong thời chống Pháp, Mỹ. Nó thường bộc lộ khi người lính phải đổi mặt với hiểm nguy, gian khổ mà không sờn chí, không nản long, ngược lại vẫn kiên cường, hiêng ngang, bất khuất.

+ Biểu hiện trong bài Tây tiến

  •           Kẻ thù đầu tiên của những anh lính là sự hiểm nguy dữ dội; là rừng thiêng nước độc của Tây Bắc. Quang Dũng đã tái hiện chân thực và sinh động thiên nhiên miền Tây Bắc với khí hậu, địa hình, những loài thú dữ thường trực rình rập.
  •           Kẻ thù thứ 2 không kém phần đáng sợ: là bệnh tật, thiếu thốn về thuốc men, sốt rét rừng; nỗi ám ảnh: rụng tóc, nước da xanh như màu lá. So sánh với những câu thơ cùng viết về sốt rét thời kỳ này
  • Vượt lên trên tất cả, người lính Tây tiến vẫn:

                   Vững bước hành quân, đại danh nối tiếp địa danh, trải dài suốt vùng biên giới Thượng lào (Skhao,…)

                   Bên trong vẻ người tiều tụy vẫn rực sáng khí chất anh hùng trên khuôn mặt hốc hác, vẫn trừng đôi mắt

–      Vẻ đẹp hào hoa

+ Đây là vẻ đẹp độc đáo của riêng những anh lính Tây tiến. Bởi lẽ các anh có xuất thân đặc biệt. vẻ đẹp hào hoa được hiểu là: khí chất đặc biệt của những anh lính Hà Thành, dù phải xả thân trong chiến tranh, ngày ngày đối mặt với cái chết, vẫn giữ được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lãng mạn để có thể phát hiện rung động, ghi lại vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của cảnh sắc và con người.

+ Biểu hiện

  • Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc: trong những phút dừng chân hiếm hoi hay thậm chí ngay trên đường hành quân mỏi mệt, đôi mắt của lính Tây tiến vẫn lưu lại những nét vẽ thanh bình, những khung cảnh thiên nhiên đẹp như bức tranh lụa của rừng cao Tây Bắc. Đó là một thung lũng Pha Luông dịu dàng trong màn mưa hay là một buổi chiều sương.
  • Đặc biệt nhất là cảm nhận của người lính về vẻ đẹp của con người. có một hình ảnh trở đi trở lại đó là “em” _ người thiếu nữ_ nàng thơ

–      Vẻ bi tráng

+ Giải thích bi tráng là gì

+ Biểu hiện trong bài thơ (Phân tích các chi tiết)

–      Mối quan hệ giữa 3 vẻ đẹp

+ Hào hùng, hào hoa, bi tráng; 3 vẻ đẹp hòa quyện; người lính Tây Tiến trở thành một tượng đài bất hủ trong văn chương, lịch sử

+ 3 vẻ đẹp này khiến cho người lính Tây Tiến vừa có điểm chung, có điểm gặp gỡ, vừa không thể lẫn được trong đội ngũ của những anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu chống Pháp.

(3)       Kết luận

–      So sánh với ĐỒng chí

+ Giống: đều là những anh lính thời kì đầu chống Pháp, nghĩa là đều chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn ở thời kì này (sốt rét,…)

+ Khác :

  • Xuất thân: Lính HN/ lính nông dân
  • Khí chất, đặc điểm: Trẻ trung, hào hoa, bi tráng/ chân chất, mộc mạc, giản dị
  • Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn/ bút pháp hiện thực

–      Tổng kết về nghệ thuật:

phone zalo