TÌM HIỂU NHÀ THƠ XUÂN DIỆU

Những yếu tố trong cuộc đời ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học. Yếu tố Ảnh hưởng Sinh ra trong thời Pháp thuộc –       Mang thân phận nhân dân nô lệ => thơ mang tính chất buồn. –       Chịu ảnh hưởng văn học Pháp, đặc biệt là lối thơ tượng trưng (lối thơ có sự …

  1. Những yếu tố trong cuộc đời ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học.
Yếu tố Ảnh hưởng
Sinh ra trong thời Pháp thuộc

–       Mang thân phận nhân dân nô lệ => thơ mang tính chất buồn.

–       Chịu ảnh hưởng văn học Pháp, đặc biệt là lối thơ tượng trưng (lối thơ có sự vận dụng tương giao nhiều yếu tố, nhiều giác quan trong cảm nhận thế giới.

VD:

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Quê hương, gia đình:

–       Cha là ông đồ xứ Nghệ.

–       Mẹ quê ở Quy Nhơn, Bình Định. Xuân Diệu sinh ra và lớn lên ở đây.

–       Mẹ Xuân Diệu là vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, thường bị hắt hủi.

–       Đức tính cần cù, sự lao động nghệ thuật nghiêm túc.

–       Tâm hồn ông được hun đúc từ những con sóng biển dạt dào, luôn thiết tha, sôi nổi.

–       Xuân Diệu luôn khao khát yêu thương, cảm thông cả ngoài đời lẫn trong thơ (nhà thơ của niềm khát khao giao cảm, đặc biệt là trong tình yêu).

–       Ông Hoàng thơ tình, viết nhiều, viết hay, viết say sưa về tình yêu.

Bản thân Xuân Diệu: thừa hưởng truyền thống văn chương là một nhà nho, đồng thời là 1 trí thức Tây học. Thơ Xuân Diệu có sự kết hợp hiện đại với cổ điển, Đông với Tây.

 

  1. Phong cách thơ Xuân Diệu

“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”.

  • Cũng như các nhà Thơ Mới, Xuân Diệu đề cao cái tôi cá nhân, nhưng ông khẳng định nó một cách quyết định, chói lọi đến mức độ tuyệt đối.
    • “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
    • Ta là một, là riêng, là thứ nhất/ Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.
  • Cái “tôi” khao khát giao cảm với cuộc đời – cuộc đời trần thế trong vẻ đẹp và sức sống của nó.
    • Trong khi đa phần các nhà Thơ Mới đều hướng tâm hồn mình đến những cõi siêu hình, thoát tục, thoát ly thực tại (để trốn tránh, xoa dịu nỗi đau mất nước:
      • Nguyễn Bính tìm về quá khứ quê mùa.
      • Chế Lan Viên: vọng về đế quốc Chăm-pa điêu tàn.
      • Thế Lữ: bay lên cõi thiên thai.
      • Lưu Trọng Lưu: mơ màng những giấc mộng.
      • Hàn Mạc Tử: đắm chìm trong Thơ Điên,..
    • Riêng Xuân Diệu: “hai tay chín móng bám vào đời”, “xây lầu thơ trên một tấm lòng trần gian”.
    • Khát kha giao cảm của Xuân Diệu luôn thường trực, tha thiết, nhất là giao cảm trong tình yêu: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một buổi chiều” => Ông Hoàng thơ tình.
  • Cái “tôi” rất mực cô đơn và mang ám ảnh về thời gian.
    • Nỗi ám ảnh thời gian, nỗi cô đơn là hệ quả tất yếu của một khát khao quá mãnh liệt, quá vồ vập => không bao giờ thấy sự nhận lại là đủ đầy, viên mãn => thơ tình của Xuân Diệu có nhiều bài thơ về thất tình.

Ví dụ:

“Tình anh là một cơn lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai”

“Em là em,  anh vẫn cứ là anh

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.”

  • Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu có sự đổi mới mạnh mẽ so với quá khứ. Ngày trước, quan niệm thời gian là tuần hoàn, còn với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, từng phút, từng giây đều quý giá.
  • Nghệ thuật thơ Xuân Diệu: đầy ắp những cách tân, sáng tạo.
    • Chuyển từ câu thơ trữ tình điệu ngâm sang câu thơ trữ tình điệu nói (lời thơ giản dị, chân thật, câu thơ dài ngắn xen kẽ, đặc biệt sử dụng câu thơ vắt dòng).
    • Ảnh hưởng đậm nét của chủ nghĩa tượng trưng văn hóa Pháp, nên thơ Xuân Diệu luôn gợi tả, gợi cảm, nhiều giác quan, tạo sự rung động cho người đọc.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

  1. Phân tích đoạn thơ “Của ong bướm … cặp môi gần” để thấy đây là thiên đường trên mặt đất.
  2. Tìm các câu thơ chỉ quan niệm về thời gian của Xuân Diệu. Nêu ngắn gọn đó là quan niệm gì.
  3. Tìm và phân tích 3 -> 4 ví dụ, cho thấy nghệ thuật chuyển đổi giác quan linh hoạt trong cảm nhận thời gian của Xuân Diệu (ảnh hưởng của thơ tượng trưng).
phone zalo