PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Bác trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và tuyên ngôn nhân quyền + dân quyền của Pháp (1791). Việc trích dẫn có ý nghĩa quan trọng: 1945: Việt Nam vẫn là một dân tộc nhỏ bé, chưa được biết đến trên trường Quốc tế. Trong khi Pháp và Mỹ đã …

  1. Bác trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và tuyên ngôn nhân quyền + dân quyền của Pháp (1791). Việc trích dẫn có ý nghĩa quan trọng:
    • 1945: Việt Nam vẫn là một dân tộc nhỏ bé, chưa được biết đến trên trường Quốc tế. Trong khi Pháp và Mỹ đã là hai cường quốc. Hai bản tuyên ngôn của Pháp + Mỹ được xem là những chân lý của thời hiện đại.
      => Việc trích dẫn làm tăng sức nặng cho bản tuyên ngôn của người Việt, phần nào thu hút sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế.
    • Thể hiện tầm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và chính phủ Việt Nam lâm thời nói chung.
      • Bác Hồ chứng tỏ là người có hiểu biết sâu rộng về những thành tựu của Cách mạng tư sản, của Cách mạng dân chủ phương Tây.
      • Đồng thời, việc trích dẫn cũng khẳng định thái độ tôn trọng chân lý, dù chân lý ấy thuộc về kẻ thù.
    • Có sức mạnh chiến đấu: Bác Hồ đã dùng những lý tưởng đẹp đẽ của cha ông người Pháp, người Mỹ để chặn đứng âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong hiện tại. Như thế, nếu Pháp tái chiếm Việt Nam, nếu Mỹ tham chiến thì chính là chúng đã chà đạp lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái của cha ông mình. Đây chính là cách địch theo lối gậy ông đập lưng ông. Sử dụng chiến thuật này còn cho thấy nhãn quan chính trị nhạy cảm, sắc bén và không kém phần khéo léo, tinh tế của Bác Hồ, bởi lẽ những kế hoạch của Pháp + Mỹ vẫn còn đang ở dạng âm mưu, nhưng Bác đã tiên đoán được và dùng sức mạnh ngôn từ để vạch trần và tấn công.
    • Việc trích dẫn còn đặt 3 bản tuyên ngôn của Pháp + Mỹ + Việt Nam ở thế bình đẳng. Đó cũng là 1 cách thể hiện ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào chủ quyền nước ta.
  2. Sau khi trích dẫn, bản Tuyên ngôn có những phần suy rộng ra. Bác đi từ quyền tự do, bình đẳng của mỗi cá nhân để khẳng định quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. Lập luận này của Người đã đi từ chủ nghĩa dân quyền tư sản đến chủ nghĩa độc lập dân tộc. Đó là một lập luận vừa logic vừa hợp lý, lại vừa táo bạo. Được đánh giá là một đóng góp lớn cho kho tàng lý luận Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Tư tưởng này cũng là hạt nhân làm nên cuộc Cách mạng tháng 8 – Cuộc Cách mạng được ví như phát súng mở màn cho sự trỗi dậy của dân tộc thuộc địa.
  3. Để kết lại phần mở đầu, bản Tuyên ngôn đưa ra lời kết luận đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Câu văn ngắn, nhưng có 2 lần sự khẳng định được nhấn mạnh, đó là sự khẳng định tuyệt đối.
phone zalo