TẠI SAO “HAI ĐỨA TRẺ” LÀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH?

Truyện ngắn trữ tình là 1 thể loại truyện ngắn độc đáo do Thạch Lam sáng tạo, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, thường không có cốt truyện. Hai đứa trẻ: Cốt truyện: đơn giản như thể không có cốt truyện. Toàn bộ truyện chỉ xoay quanh 1 sự kiện: Hai …

Truyện ngắn trữ tình là 1 thể loại truyện ngắn độc đáo do Thạch Lam sáng tạo, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, thường không có cốt truyện.

Hai đứa trẻ:

  • Cốt truyện: đơn giản như thể không có cốt truyện. Toàn bộ truyện chỉ xoay quanh 1 sự kiện: Hai đứa trẻ ngồi trên chiếc chõng trước cửa hàng, ngắm phố huyện lúc chiều muộn đi về đêm. Tuy buồn ngủ, chúng vẫn cố thức đợi tàu. Truyện bộc lộ cảm xúc, tam trạng của 2 đứa trẻ, chính xác là của Liên.
  • Tình huống truyện: đơn giản đến mức nhạt nhòa. Hai đứa trẻ thức để đợi tàu, dù tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và đèn dường như kém sáng.
  • Thời gian: truyện được mở ra bằng tiếng trống thu không. Sau đó có 2 lần nhà văn  nhắc đến trống cầm canh. Toàn bộ truyện xảy ra qua 3 khoảng thời gian: chiều muộn, đêm tối, đêm khuya.
  • Không gian: toàn bộ câu chuyện được đặt trong không gian phố huyện. Đó là 1 không gian quen thuộc, thường trở đi trở lại trong các sáng tác của Thạch Lam (Cô hàng xén). Phố huyện trong truyện này cũng như trong toàn bộ truyện ngắn khác của Thạch Lam, mang trong nó là 2 mặt: một vừa có bóng dáng của đời sống thị thành với nhà ga, cửa hiệu; nhưng về cơ bản vẫn là nông thôn với ao chuôm, ngõ xóm. Người ta gọi đó là không gian nửa mùi thôn ổ, nửa đà thị thành.

=> Bao trùm lên không gian, thời gian chính là bóng tối.

Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

  1. “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938), là 1 trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao, vừa thấm đượm một giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Thạch Lam cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.
  2. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ. Ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của hai đứa trẻ Liên và An, mong mỏi, chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, Thạch Lam đã thể hiện khá chân thực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ và thân phận của những con người nơi đây.
  3. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật (đặc biệt là Liên) rất sâu sắc và tinh tế.
  4. Thạch Lam đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản (một bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhòa của ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tý, và một bên là ánh sáng cực mạnh như xuyên thủng màn đêm của đoàn tàu,..), qua đó nhấn mạnh, làm nổi rõ hơn khung cảnh nghèo, vắng lặng của phố huyện.
  5. Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng – đó là lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ. Người đọc thấy ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến động của lòng người và tạo vật.
phone zalo